Địa danh
An-Lộc là thị xã của tỉnh Bình-Long thuộc Quân đoàn III, đã đi vào lịch sử của
cuộc chiến Việt-Nam
Tỉnh
Bình-Long trước kia là quận Hớn-Quản thuộc tỉnh Thủ-Dầu-Một. Quận nầy được
thành lập năm 1905 và lấy tên là Hớn-Quản, tức tên một xã sơn cước nằm sát quận
lỵ. Xã Hớn-Quản nầy tới năm 1960 được sát nhập vào các xã Đông-Phát và Lịch-Lộc
thành một xã thượng lớn đặt tên là xã An-Ninh cho tới ngày nay.
Tỉnh
Bình-Long được thành lập do sắc-lệnh số 143/NV ngày 22-10-1956 của chính-phủ
VNCH và gồm 3 quận:
- Quận An-Lộc với 7 xã người Kinh và
5 xã người Thượng.
- Quận Lộc-Ninh với 4 xã người Kinh
và 4 xã người Thượng.
- Quận Chơn-Thành với 8 xã người Kinh
và 2 xã người Thượng.
An-Lộc là quận
Châu-Thành nên tỉnh lỵ Bình-Long mới có tên là An-Lôc.
Quận-lỵ An-Lộc
cách Saigòn 98 cây số và cách Biên-Hòa 82 cây số đường chim bay. Trong trận chiến
giữa năm 1972, phi trường Biên-Hoà đã không-yểm đắc lực cho An-Lộc; ngoài ra
phi trường Trà-Nóc ở Cần-Thơ cách An-Lộc 250 cây số đường chim bay cũng đã góp
phần không-yểm không ít.
Lãnh thổ
Bình-Long phía Bắc giáp tỉnh Snoul thuộc Kampuchea, Nam giáp tỉnh Tây-Ninh. Diện
tích là 2,334 cây số vuông, gồm có 80% đất đai là rừng, kể cả các đồn điền trồng
cao su. Các đồn điền cao su ở Bình-Long được thiết lập từ đầu thể kỷ 20 đều ở
các vùng lân cận Lộc-Ninh, An-Lộc và Minh-Thạnh. Các phần rửng còn lại đều là rừng
gìa, rừng thưa, tre lồ ồ, một vài bàu nước cỏ rậm và có những trảng trống khó
di chuyển trên phương diện quân sự.
Bình-Long là
một tỉnh thuộc miền cao-nguyên Đông-Nam phần, không có núi. Đồi cao nhất là đồi
203m ở sát quận Lộc-Ninh, và kế tiếp là những ngọn đối thấp dần, chạy xoải từ Bắc
xuống Nam. Trong những ngọn đồi này có đồi Đồng-Long nằm ở phiá Bắc cách tỉnh-lỵ
khoảng 3 cây số, là một thắng cảnh địa phương và cũng là một tiền đồn bảo vệ tỉnh-lỵ.
Cách xa tỉnh-lỵ về phiá Đông Nam cũng khoảng 3 cây số còn có một đồi khác là đồi
Gió. Chính nơi đây đã xảy ra nhiều trận dánh ác liệt nhất trong trận An-Lộc.
Về phiá Đông
có sông Bé, phát nguyên từ Kampuchea chạy qua, phân ranh hai tỉnh Bình-Long và
Phước-Long. Phiá Tây có sông Saigòn chia điạ phận các tỉnh Tây-Ninh và
Bình-Long. Cả hai khúc sông này lòng hẹp, nhiều đá và lưu lượng rất ít, nhất là
về mùa nắng nên không thể sử dụng được. Toàn tỉnh chỉ có suối, nhưng đa số là
suối cạn về mùa nắng, riêng suối Cần-Lê khá rộng và nước chảy quanh năm.
GỬI ANH NGƯỜI LÍNH TRẬN
" An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích
Biệt Kích Dù Vị Quốc Vong Thân "
Anh Biệt
Kích hề ngàn xưa bất hứa
Em thục nữ hề
trong trắng ngoài xinh
Ta quen nhau
hề Lý Bạch lưu linh
Khi chợt tỉnh
hề khối tình trong mộng .
Em chỉ muốn
hề thương chàng qua bóng
Để rồi mơ hề
rồi mộng rồi mơ
Biệt Kích ơi
hề tâm ý thành thơ
Xin giữ đó hề
chừ thương nhớ mãi .
Cô Giáo Pha
GỬI EM NGƯỜI CON GÁI BÌNH LONG
" Nhớ
theo Hổ Xám vào An Lộc
Đội pháo
trên đầu như đội mưa
Múa kiếm đứng
ngăn thù cửa Bắc
Mà tưởng
mình là Nguyễn Huệ xưa .
Trong tiếng
đạn reo mù khói trận
Bỗng gặp em
cô giáo như mơ
Em ngồi rũ
tóc trong hầm tối
Đọc tiếng
kinh cầu như đọc thơ "
" Lạy
Chúa con là người ngoại đạo
Nhưng tin có
Chúa ngự trên trời
Chúa ơi , Biệt
Kích là thi sĩ
Thi sĩ cầm
gươm như đi chơi "
"An Lộc
địa sử lưu chiến tích
Biệt Kích Dù
vị quốc vong thân "
Lời thơ hôm ấy
sao hay quá
Nghĩa trang
buồn như tiếng lá rơi !
Pha hỡi ,
bây chừ em đâu nhỉ ?
Cô giáo năm
xưa đã lấy chồng ?
Chúc em hạnh
phúc răng long bạc
Còn anh hôm
nay vào Phước Long .
Anh theo
quân vào nơi hiểm địa
Hét tiếng
xung phong đến vỡ trời
Bắn cháy xe
tăng như uống rượu
Mà tưởng em
đang rót chén mời .
Bóng địch chập
chùng nơi cửa ngõ
Ba trăm quân
đánh một sư đoàn
Mãnh hổ nan
địch quần hồ bại
Anh thối
binh về mà thấy oan .
Nữa chừng lại
gặp cơn bão lữa
Toán Delta bị
kích giữa đường
Ôi lại Phước
Long lưu chiến tích
Anh bị trúng
đạn giữa rừng hoang .
Và chừ giờ
đang ngồi bó gối
Tay xích
chân xiềng trong trại giam
Máu bụng vẫn
tuôn ra như suối
Anh biết
mình thôi thế là tan .
Nhưng giây
phút cuối anh vẫn nhớ
Màu áo hoa
dù nón mũ xanh
Nhớ dáng em
xưa cô giáo nhỏ
Họa bút
thành thơ như tiếng oanh .
" Túy
ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh
chiến kỷ nhân hồi "
Sá gì một
cõi đi về đất
Biệt Kích
lưu danh , Biệt Kích đời ."
Biệt Kích Vô Danh
No comments:
Post a Comment