Trích
trong bài hồi ký “Những ngày bên cạnh
Đặng Phương Thành” của Trần Văn Lưu *
Thưa các bạn,
Sau trận đánh này, Báo Pháp Paris-Match đã tới ngay trận-địa để
phỏng-vấn Đại-tá Đặng-Phương-Thành, Trung-đoàn-trưởng Trung-đoàn 12 Sư-đoàn 7
Bộ-Binh Việt-Nam Cộng-Hòa. Tôi có may mắn đọc được số báo này. Sau này, khi qua
Mỹ dự định mua lại nhưng nó rất đắt vì ở dạng văn-khố/Archive, đó là chưa kể
shipping từ Paris sang Mỹ; do vậy phải bỏ ý định và có nhờ người em ở Canada
vào thư viện kiếm. Người em này đã chụp lại bản đen trắng và gửi cho tôi nhưng
không thể post lên blog vì quá mờ. Vừa rồi, có qua email một anh bạn ở Pháp nhờ
anh "vào thư-viện để scan và sau đó post trên blog" của anh.
Theo tôi biết, trận đánh này là Chiến Thắng Lớn Và Cuối Cùng của
QLVNCH, và được báo chí quốc-tế loan tin khắp thế-giới. Trong đó có Paris-Match,
và người tạo ra chiến thắng là Đại tá
Đặng-Phương-Thành, khóa 16 Đà-Lạt. Năm 1975, các sỹ-quan khóa này thường ở
cấp Đại tá và nhiều người đã anh dũng hy sinh trong lúc chiến đấu chống lại
cuộc tấn công ồ-ạt của quân Cộng-sản Bắc-Việt. Như Đại tá Nguyễn-Xuân-Phúc và
Đỗ-Hữu-Tùng, Lữ-đoàn-trưởng và Lữ-đoàn-phó Lữ-đoàn 369 Thủy-Quân Lục-Chiến ở bãi
biển Đà Nẵng. Như Đại-tá Nguyễn-Hữu-Thông, Trung-đoàn-trưởng Trung-đoàn 42
Sư-đoàn 22 Bộ-binh đã tự-tử vì không muốn lên tàu để di-tản vào Nam. Như
Trung-úy Nguyễn-Bảo-Tùng, sỹ-quan Không-quân lái trực-thăng đi thả biệt-kích
Mỹ, tử trận năm 1965; sau nầy được cộng-sản trao hài-cốt và được chôn ở
Arlington tháng 06/2003.
Trong tháng 03 và 04/1975, có một số sỹ-quan các cấp tìm mọi cách
để rời bỏ hàng ngũ về nhà lo cho gia đình vợ con thì hầu hết các sỹ-quan khóa
16 đều chiến đấu tới giờ phút chót để bị tử-trận, bị bắt sống. Đấy là đặc-điểm
đáng ghi nhớ của khóa 16 Võ-bị Đà-Lạt. Các bạn có thể kiểm chứng nhận xét của
tôi bằng cách tìm hiểu về khóa này. Xin nói thêm, tôi đã học ở trường Bộ-binh
Thủ-Đức (khóa 8/68) nên không có liên quan gì đến khóa 16 Đà-Lạt. Nhưng phải
công tâm mà nói, khóa này đã đóng góp xương máu rất nhiều trong cuộc chiến vừa
qua.
Nhân dịp này, tôi thành tâm cầu nguyện cho các sỹ-quan khóa 16
Đà-Lạt, đã hy sinh trong cuộc chiến, sớm siêu thoát; riêng các anh SQ nào còn
sống thì dồi-dào sức-khỏe vì các anh đều trên 70 tuổi.
Trần-Anh-Tú
Vào cuối tháng 4 năm
1975, trong khi các Quân Đoàn I, II, III đã tan rã thì các chiến sĩ Quân Đoàn
IV vẫn ghìm chặt tay súng, quyết tâm bảo vệ mảnh đất cuối cùng của miền Nam
tự-do. Trung-Đoàn 12 là thành phần trừ bị của Sư Đoàn 7 Bộ Binh, lúc này do
Chuẩn Tướng Trần-Văn-Hai làm Tư-Lệnh, đang hoạt động tại khu Bến-Tranh và
Long-Định kế cận quốc lộ 4.
Đại Tá Thành được Bộ
Tư Lệnh Sư Đoàn gọi về họp khẩn cấp.
Theo tin tức nhận được từ bộ Tổng
Tham Mưu và Quân Đoàn IV cho hay, lực lượng địch là hai trung đoàn thuộc Công
Trường 7 quân chính quy Bắc Việt, có chiến xa và đại pháo yểm trợ, từ biên giới
Việt-Miên, đang băng Đồng Tháp Mười tiến về hướng Thủ-Thừa - Tân-An. Ý đồ của
chúng là chiếm Thủ-Thừa làm bàn đạp, sau đó đánh chiếm Tân-An, cắt đứt Quốc-Lộ
4, cô lập thủ đô Sài-Gòn. Sư-đoàn được lệnh phải tung quân ra chặn. Trung-Đoàn
10 khi đó đang giải tỏa áp lực địch tại Kiến-Hòa. Trung-Đoàn 11 đang hoạt động
tại Cần-Thơ, bảo vệ Bộ Tư Lệnh Quân-Đoàn IV. Chỉ còn Trung-Đoàn 12 của Đại Tá
Thành, tương đối rảnh tay hơn nên được chỉ định đi chặn địch.
Khi Thành trở về bộ
chỉ huy Trung-Đoàn thì các đơn vị trưởng trực thuộc và tăng phái đã có mặt sẵn
sàng nhận lệnh. Ngoài thành phần cơ hữu, trung-đoàn được tăng phái 2 chi đoàn
thiết vận xa M-113 và tăng cường yểm trợ pháo binh 155 ly của Sư Đoàn. Có phi cơ
bao vùng khi trung đoàn xuất phát. Liên lạc hàng ngang với Tiểu Khu Long-An để
tránh ngộ nhận. Lệnh hành quân cấp tốc được ban ra:
- Lực lượng 1 gồm một
tiểu đoàn, 1 chi-đoàn thiết-vận-xa M-113, có đại-đội trinh-sát 12 tùng thiết,
nhanh chóng vượt qua cầu Tân-An, lấy vị trí này làm điểm xuất phát, tiến về
hướng Thủ-Thừa. Liên lạc hàng ngang với quận Thủ-Thừa để tránh ngộ nhận.
- Lực lượng 2 là 1
tiểu đoàn, xuất phát từ Tân-Hương tiến về Rạch-Chanh. Lục soát hai bên bờ và
tiếp tục tiến về hướng Thủ-Thừa. Liên lạc hàng ngang với các đơn vị bạn để biết
thêm tình hình và tránh ngộ nhận.
- Lực lượng trừ bị
gồm một tiểu đoàn, 1 chi đoàn thiết vận xa M-113, bố trí tại lăng
Nguyễn-Huỳnh-Đức (khoảng giữa Tân-Hương và Tân-An sát quốc lộ 4) sẵn sàng tiếp
ứng quân bạn khi được lệnh.
- Bộ chỉ huy
Trung-Đoàn và Tiểu Đoàn 73 Pháo-Binh 105 ly đóng tại Tân-Hương. Bộ chỉ huy nhẹ
sẽ di chuyển đến lăng Nguyễn-Huỳnh-Đức theo nhu cầu chiến trường.
Lực lượng 1 xuất phát từ 6 giờ chiều. Đến 7
giờ 30 chạm địch lẻ tẻ. Quận Thủ-Thừa đang bị địch pháo kích dữ dội bằng đủ
loại pháo, cối. Tại Tân-An cũng bị pháo kích bằng hỏa tiễn 122 ly. Khoảng 8 giờ
30, cánh 1 chạm địch rất mạnh. Địch có cả xe lội nước PT-76 kèm theo bộ binh
tùng thiết. Đại đội Trinh Sát và chi đoàn Thiết-Kỵ lập thành tích khởi đầu, bắn
cháy ngay một thiết xa địch làm tinh thần binh sĩ lên cao. Kế tiếp là xe thứ 2
rồi xe thứ 3 của địch đã bị bên ta bắn cháy. Địch quân đã phải lùi lại không
phải xông xáo như lúc đầu mới nổ súng. Được phi cơ soi sáng và chỉ điểm các vị trí
pháo của địch để không quân và pháo binh ta tiêu diệt, làm sút giảm cường độ
pháo kích của chúng. Đến 11 giờ đêm thì địch im tiếng súng, dường như chúng đã
rút để củng cố lực lượng.
Cánh thứ 2 xuất phát lúc 5 giờ chiều. Đến 8
giờ tối thấy bóng dáng và nghe nhiều tiếng động khả nghi. Đơn vị tiếp tục tiến
rất cẩn thận. Đến 9 giờ tối, địch khai hỏa trước rất dữ dội để cướp tinh thần
bằng đủ loại vũ khí và pháo nặng, làm đơn vị phải đừng lại nghênh chiến. Hai
cánh quân đều chạm địch rất nặng. Phi cơ được gọi đến soi sáng trận địa và hỏa
long, phi-cơ C-47 có trang bị đại bác 105 ly đến yểm trợ liên tục. Pháo binh
của ta từ các vị trí kế cận cũng được lệnh của Sư-Đoàn cho bắn tập trung TOT (time on target) vào những điểm
nghi địch tập trung rất mãnh liệt. Đến 12 giờ đêm thì địch hoàn toàn im lặng.
Cánh quân 1 và 2 được Thành chỉ thị kiểm tra, tổ chức địa thế phòng ngự chờ
sáng sẽ tấn công tiếp.
Vừa tới 5 giờ sáng,
địch nổ súng hỗ trợ cho bọn đặc công xâm nhập. Nhưng chúng đã làm mồi cho hàng
rào mìn claymore và hỏa lực của chiến sĩ ta. Hai cánh quân vẫn giữ vững tinh
thần chiến đấu. Khi trời vừa sáng rõ, từng đoàn phi tuần phản lực cơ A-37 thay
nhau dội bom lên đầu địch. Hỏa lực phòng không của địch rất mạnh, làm các phi
cơ dội bom phải bay cao nên khó chính xác thả bom đúng mục tiêu.
Sau khi nắm vững tình hình địch,
Thành quyết định tung lực lượng trừ bị tham chiến. Tiểu đoàn trừ bị tùng thiết
chi đoàn thiết kỵ M-113 bọc phía Nam Tân-Hưng, vòng ra sau đánh bọc hậu địch.
Nhờ những rặng cây trâm bầu che khuất tầm quan sát của địch, quân ta được phi
cơ hướng dẫn và chỉ điểm đã bất ngờ đánh vào sau lưng chúng. Cộng quân đã không
ngờ rơi vào tình huống lưỡng đầu thọ địch, nên hốt hoảng chạy ra đồng trống làm
mồi cho phi cơ và pháo binh ta. Các phi công A-37 rất gan dạ, đã bay sát ngọn
cây tránh hỏa lực phòng không của địch để thả bom xăng đặc thiêu sống địch
quân. Trận chiến kéo dài đến 3 giờ chiều mới được coi như chấm dứt. Địch để lại
trận địa 3 xe thiết giáp bị cháy. Trên ba trăm xác Cộng Quân rải rác trên trận
địa. Năm tên bị bắt sống cùng cùng với một xe lội nước PT-76. Ta tịch thu một
đại pháo 130 ly nòng dài, loại vũ khí mà địch từng tự hào đã trấn áp đè bẹp
tinh thần quân ta. Ngoài ra ta còn tịch thu vô số kể các loại khác như đại bác
không giật 75 ly, súng cối 82 ly, đại liên phòng không 12 ly 8 cùng rất nhiều
vũ khí nhỏ khác.
Sau đó là tin chiến
thắng giòn giã, làm nức lòng dân Long-An. Hai vị Tư-Lệnh Quân Đoàn IV và Sư
Đoàn 7 lập tức bay tới thị sát trận địa. Tiếp đó là Tổng-Thống VNCH
Trần-Văn-Hương, có tổng tham mưu trưởng QLVNCH tháp tùng, đến thị sát chiến
trường ngay lúc còn vương mùi thuốc súng và xác địch ngổn ngang. Tổng Thống đã đích thân trao gắn Đệ Tứ Đẳng
Bảo-Quốc Huân-Chương cho Thành ngay tại mặt trận.
Trung Đoàn 12 đã góp phần oanh
liệt trong những trang sử cuối cùng của Quân-lực VNCH. Trong trận này, tinh thần quân
nhân các cấp cùng một lòng, từ tiểu đoàn trưởng xuống đến tiểu đội trưởng, đã
mưu trí và gan dạ, điều động binh sĩ thi hành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng
thời hai chi đoàn thiết kỵ M-113 đã phối hợp với bộ binh rất nhịp nhàng, xông
xáo tấn công như vũ bão làm địch phải kinh hồn táng đởm. Cũng phải nói đến các
phi công phản lực A-37 đã gan dạ đến liều lĩnh, bay sát đầu giặc để tiêu diệt
địch khiến phải phơi thây lền ên trên chiến địa. Trong sự gan dạ này, hai phi
cơ A-37 đã bị địch bắn rơi. Một chiếc cháy và phi công nhảy dù ra. Một chiếc
khác bị rơi xuống sông Vàm-Cỏ-Tây mất tích luôn.
Điều quan trọng làm
binh sĩ tin tưởng và phục tùng cấp chỉ huy là do gương sáng của các cấp lãnh
đạo như Thiếu Tướng Nguyễn-Khoa-Nam và Chuẩn Tướng Trần-Văn-Hai, những vị đã và
đang chỉ huy Sư-Đoàn 7 Bộ-Binh lúc đó. Cả hai đều là những vị tướng thanh liêm,
cương quyết nhưng nhân từ, độ lượng.
Tôi còn nhớ, trong buổi họp các
đơn vị trưởng từ tiểu đoàn trưởng trở lên, Tướng
Nam thường nhắc: “Chúng ta nên nặng về giáo dục hơn
trừng phạt, nhất là đối với các sĩ quan trẻ mới ra trường, chưa kinh nghiệm, dễ
bị quyến rũ và vi phạm kỷ luật. Ta hãy xét kỹ và phân tách từng trường hợp.
Đừng vì nhất thời, cái gì cũng ký giấy phạt thì họ không có cơ hội chuộc lỗi để
tiến thân. Như vậy chúng ta sẽ thiếu cán bộ chỉ huy sau này. Chính họ là vốn
quý của đơn vị và quân đội chúng ta.” Lời vàng ngọc này tôi
không bao giờ quên. Và chính Thành, cũng đã thấm nhuần tư tưởng của Tướng Nam,
nên anh đã thu phục được nhân tâm của các quân nhân các cấp trong trung đoàn,
để tất cả một lòng theo anh và sẵn sàng hy sinh cho đất nước.
Sau ngày 30 tháng 4,
thương và nghe lời gia đình, Thành phải chấp nhận trình diện như trăm ngàn
người khác. Chúng điều tra, biết chính anh là người chỉ huy trận đánh và đã
loại hai trung đoàn thuộc Công Trường 7 thiện chiến Bắc Việt, đó là điều chúng
không ngờ. Vì vậy, chúng bắt anh khai tới, khai lui, bắt anh thuyết trình lại
trận đánh trên bản đồ, chúng mới tin là thật. Đến khi di chuyển ra Bắc, tuy ở
chung trong trại cấp Đại Tá, nhưng Thành không được đi lao động bên ngoài vì sợ
anh trốn. Nhưng một hôm, bỗng nhiên phát
giác Thành vắng mặt, bọn chúng vội vã thông báo cho địa phương và mang chó săn
đi tìm kiếm.
Sau
mấy ngày lẩn trốn, chúng bắt được anh rồi đưa về trại, tra tấn - kể cả những
tên lính gác cũng được dịp vào đánh hôi trong hầm đá lạnh lẽo - để cố tìm ra ai
là người tổ chức vì tất cả đều không khai. Chân tay bị cùm nên anh chỉ gồng
mình hứng chịu cho đến khi chết.
Liền đó, bọn giám thị trại và
quản giáo bày cảnh Thành tự tử. Bắt người đội trưởng ký tên xác nhận. Khoảng
giữa tháng 10 năm 1976, tôi ở trong tổ trực của trại Tám nên phải đi đào huyệt.
Tò mò tôi muốn biết người vừa chết là ai, nên sáng hôm sau đi cắt tranh lợp
nhà, lén tạt qua nơi mình đào mộ hôm qua, lúc đó mới hay người nằm xuống chính
là người bạn AET thân nhất trong cuộc đời quân ngũ của mình: Cựu TSQ cố Đại Tá Đặng Phương Thành.
Đại Tá Đặng Phương Thành
* Ông nguyên là
Trung-Tá, chức vụ cuối cùng là Quận-Trưởng kiêm Chi-Khu Trưởng Tam-Bình,
Vĩnh-Long ./. (Bài đã được đăng trên trang nhà Nguyễn Khoa Nam)
Trần-Anh-Tú
San Jose 29-10-2011
Bến
Tranh
Quận được thành lập
ngày 21.7.1956 theo Nghị định số 38-BNV của Bộ Nội vụ - VNCH, thuộc tỉnh Mỹ Tho.
Quận lỵ tại xã Lương Hòa Lạc. Quận này gồm 2 tổng Thanh Quơn và tổng Hưng Nhơn:
- Tổng Hưng Nhơn, gồm
các xã: Hưng Thành Mỹ, Tân Hội Đông, Tân Lý Tây, Tân Lý Đông, Tân Hương, Tân
Hiệp, Thân Cửu Nghĩa, Tân Hoà Thanh, Phú Mỹ.- Tổng Thạnh Quơn, gồm các xã:
Lương Hoà Lạc, Hoà Tịnh, Mỹ Tịnh An, Phú Kiết, Tân Bình Thạnh, Thanh Bình,
Trung Hoà.
Ngày 5-12-1957, chính
quyền VNCH ban hành Nghị định số 352-BNV/HCNĐ của Bộ Nội vụ-VNCH, dời quận lỵ
Bến Tranh xã Lương Hoà Lạc đến Tân Hiệp.
Theo thông tin
trang http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=7108&cap=4&id=7129
Trúc-Lâm Yên-Tử Kiểm
chứng ngày 09-09-2012.
SOURCE:
.
No comments:
Post a Comment