PHẦN 1
Các nhà quân sử kim
cổ Đông Tây đều ghi nhận đặc tính của binh pháp là quỷ trá kỳ xảo, tức là chiến
pháp bao hàm ý nghĩa quyền mưu, chủ trương dùng tất cả mọi thủ đoạn để đi tới
chiến thắng. Theo trên, người ta không thấy làm lạ nếu đôi bên giao tranh có
những lối "công kỳ vô bị xuất kỳ bất ý" để bên này khai thác những sơ
hở về một phương diện nào của bên kia. Liên hệ ít nhiều đến nguyên tắc chỉ đạo
chiến tranh này mà đã được nhắc đến trong thiên Quân tranh của Tôn Tử, Lý Tế
Xuyên trong sách "Việt điện u linh tập" cũng đưa ra nguyên tắc: Tọa
đãi địch chí bất như tiên phát dĩ ách kỳ phong (ngồi chờ giặc đến
không bằng đem quân đánh trước để chận mũi nhọn của địch).
Cộng Sản Bắc Việt
(CSBV) và công cụ của họ là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN) đã
xuất toàn lực đánh lén Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vào những ngày đầu Tết Mậu Thân
trong năm 1968 trên khắp lãnh thổ Miền Nam khi họ đột ngột không giữ lời đề
nghị ngưng chiến do chính họ đưa ra. Cộng Sản Bắc Việt cũng đã không nghĩ gì
đến 3 ngày Tết Nguyên Đán, ngày truyền thống của dân tộc, những ngày đầm ấm
nhất của xứ sở mỗi năm, hay sự yên vui của đồng bào để sum họp và cúng bái tổ
tiên, một tập tục thiêng liêng từ ngàn xưa. Tuy mưu mô đã khéo, thuật xảo sắp
đã hay, tiếng súng của Cộng Sản chỉ tạo được lợi thế bất ngờ trong vỏn vẹn ít
tiếng đồng hồ ở thủ đô Saigon và một số thị trấn của Việt Nam Cộng Hòa. Tính
chung, Cộng Sản đã thảm bại vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã phản ứng rất mau
lẹ. Và ngược lại điều tai hại cho họ là đã đụng đầu với sự lạnh nhạt của đồng
bào Miền Nam khắp nơi.
Kết quả của hai đợt
tấn công đại quy mô với những cố gắng to lớn, từ đầu tháng Giêng đến cuối tháng
5 năm 1968 trên khắp chiến trường từ Quảng Trị tới Cà Mau là Việt Cộng (VC) đã
bị đẩy vào chỗ chết ngót 60,000 cán binh, bị cầm tù 10,000, ra đầu hàng ngót 6,000 và mất trên 17,000 vũ
khí. Trong khi đó, số tổn thất của VNCH về mọi thứ không tới 1 phần 10 những
con số của Việt Cộng.
Trong cuộc "tổng
nổi dậy" năm 1968 này, Cộng Sản đã phá hủy 50,000 căn nhà của dân, đem
chết chóc đến cho 14,000 đồng bào đủ cả già trẻ gái trai và "vô sản
hóa" 70,000 người đa số là dân lao động. Ngoài ra điều dã man chưa từng
thấy trong lịch sử loài người là họ đã xua những lực lượng gồm 7 phần 10 con
nít vào lò lửa chiến tranh và mở những cuộc pháo kích bừa bãi vào những khu gia
cư nghèo khó, đông đúc không có lấy một cơ quan quân sự, để trả thù sự bất cộng
tác của dân chúng. Cộng Sản dám làm tất cả, dùng bất cứ phương tiện gì dù có
tàn ác nhất nếu để đạt đến mục tiêu, tức chiến thắng cho họ.
Trận Tổng Công Kích Đợt 1 của
Việt Cộng đã xảy ra trong những ngày đầu năm Mậu Thân 1968. Để che dấu âm mưu
này và để đánh lạc hướng, chiều ngày 20 tháng 1 năm 1968 nghĩa là trước cuộc
tổng tấn công 10 ngày, sau những loạt trọng pháo mở màn, bộ đội Bắc Việt đã tấn
công mạnh mẽ vào Khe Sanh.
Khe Sanh là một căn
cứ chiến lược chặn ngang đường xâm nhập của quân Cộng Sản Bắc Việt vào Vùng I
Chiến Thuật của VNCH. Căn cứ này nằm ở ngã ba biên giới Bắc Việt, Lào, và Nam
Việt Nam, cách thượng lưu sông Bến Hải không xa và cách Cồn Tiên, nơi xảy ra
trận đánh lớn vào giữa năm 1967 vào khoảng 30 km. Căn cứ Khe Sanh nằm trong một
lòng chảo chung quanh núi cao vây bọc dài 2 km ngang 1 km. Nơi này có khoảng
6,000 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ trú đóng. Trong căn cứ có một phi
trường làm đường liên lạc tiếp tế và vài tiền đồn quanh vùng là các ngọn đồi
881, 861, 558, và 950. Ở xa hơn về phía đông có căn cứ Carrol. Và cách đó không
xa có tiền đồn là Làng Vei do một tiểu đoàn Dân Sự Chiến Đấu với sự giúp đỡ của
cố vấn Hoa Kỳ trấn giữ.
Cuộc tấn công mở màn
vào Khe Sanh đã khiến ngay từ lúc đầu khiến 20 binh sĩ TQLC Hoa Kỳ tử thương và
109 bị thương. Thoạt đầu quân Bắc Việt oanh kích dữ dội bằng trọng pháo và hỏa
tiễn vào trại TQLC Hoa Kỳ tại căn cứ Carrol. Sau đó bộ đội Cộng Sản tấn công
hai ngọn đồi 881 và 861. Các đơn vị của Trung Đoàn 26/3 (đọc là "Trung
Đoàn 26 thuộc Sư Đoàn 3") TQLC Hoa Kỳ đã chiến đấu dữ dội với các đơn vị
thuộc sư đoàn 325 CSBV xuất hiện bao vây vùng thung lũng Khe Sanh. Dường như
quân chính quy Bắc Việt đã dồn chừng 3 sư đoàn ở vùng phi quân sự và biên giới
Lào để gián tiếp yểm trợ cho chiến trường Khe Sanh. Trước tình hình này, lệnh
hưu chiến trong dịp Tết Nguyên Đán Mậu Thân trước định 48 giờ được lịnh rút
xuống còn 36 tiếng, nghĩa là lệnh hưu
chiến chỉ còn giá trị từ 18 giờ ngày 29 tháng 1/1968 đến 06 giờ ngày 31 tháng
1/1968.
Biện pháp phòng thủ
hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị của miền Nam Việt Nam được đặt ra và ước lượng
rằng quân số Việt-Mỹ lên đến 50,000 người để phòng ngừa một cuộc đánh úp vào
hai tỉnh này. Sư Đoàn Nhảy Dù của VNCH được lệnh tăng cường vùng hỏa tuyến với
quân số một chiến đoàn. Một số các đơn vị chủ lực Hoa Kỳ như Sư Đoàn 1 Không
Vận cũng được đưa ra Vùng 1 Chiến Thuật để giúp VNCH phòng chống lại sự xâm
nhập của CSBV.
Nhưng trước Tết, Sư
Đoàn Nhảy Dù mới gởi ra vùng hỏa tuyến chỉ được các Tiểu Đoàn 2 và 9. Mãi tới
ngày mồng 2 Tết, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 1 với Tiểu Đoàn 7 mới được không vận ra
Huế. Sư Đoàn 1 Không Vận cũng từ An Khê kịp ra đóng ở một khu vực cách xa thành
phố Huế. Các lực lượng này chỉ là những lực lượng trừ bị cho chiến trường Khe
Sanh nên chỉ nằm đợi tại chỗ, không tham gia vào những hoạt động khác.
Các chiến lược và
chiến thuật gia cho rằng Việt Cộng chỉ có khả năng mở những trận quy mô dựa vào
những căn cứ xuất phát tại các vùng biên giới nhưng sẽ thất bại. Với những sự
phối trí quân lực như trên thì chắc hẳn địch chẳng có thể làm gì nên chuyện
theo đà tiến triển của tình hình. Còn tại nội địa các nhà quân sự ước tính rằng
địch quân chỉ có khả năng mở những cuộc tấn công ở cấp liên tiểu đoàn nhằm gây
tiếng vang. Việt Cộng chỉ có thể đánh trong một thời gian chớp nhoáng nếu họ
không muốn bị tiêu diệt. Người ta cảm thấy lạc quan đối với tình hình quân sự
chung trên toàn quốc qua các trận đánh đã xảy ra ở Cồn Tiên, Dakto, Lộc Ninh và
Phước Quả vào năm 1967 mà chiến thắng cuối cùng đã nghiêng về phía Việt Nam
Cộng Hòa cùng các lực lượng đồng minh.
Tuy nhiên, những
người am hiểu thời cuộc lại cảm thấy lo ngại. Vấn đề xây dựng nông thôn không
tiến triển. Các vùng nông thôn phần lớn nằm trong sự khống chế của Việt Cộng.
Các cơ sở hạ tầng của Việt cộng vẫn còn nguyên vẹn và dường như còn phát triển
mạnh tới những vùng làng mạc phụ cận và ngoại ô của các thành phố và đô thị,
bằng chứng là những vụ ám sát và khủng bố được gia tăng nhằm vào các viên chức
xã, ấp, phường, khóm ở các vùng này trong những tháng về cuối năm 1967. Lợi
dụng những vụ ám sát đê hèn này thường ít được dư luận chú ý đến, bằng một cách
âm thầm và lặng lẽ, Việt Cộng đã len lỏi về đóng quân một cách bí mật ở gần các
mục tiêu dân sự và quân sự ở miền Nam Việt Nam.
Một sự an ninh giả
tạo đã được diễn ra tạo nên những sự dễ dãi hoạt động và di chuyển cho các phần
tử Việt Cộng. Vào những ngày giáp Tết, ngoài một Khe Sanh sôi động, tình hình
chung trên toàn quốc hoàn toàn yên tĩnh. Các đơn vị binh sĩ được hưởng phép
nghĩ Tết dễ dàng, trực gác theo như thông thường. Thủ Tướng Nguyễn Văn Lộc cho
dân chúng tùy theo an ninh từng địa phương được phép đốt pháo trong 4 ngày Tết,
từ ngày 30 đến hết ngày mồng 3. Nhưng tiếng pháo đã bất chấp luật lệ bắt đầu nổ
rải rác trong đô thành Saigon Chợ Lớn từ 20 tháng Chạp nghĩa là trước cả ngày
tiễn Ông Táo lên chầu trời. Nghĩa là dân chúng thản nhiên với thời cuộc sửa
soạn đón Xuân và vui Xuân.
Ngày Tết đến, người
dân thành thị đã đón mừng Xuân Mậu Thân 1968 với tiếng pháo liên hồi. Tết Mậu
Thân là Tết nhiều pháo nổ hơn mọi Tết khác rất nhiều. Giới giàu có, giới mại
bản đốt những tràng pháo năm bảy thước và đốt rất nhiều. Giới ít tiền cũng
tranh hơi cố gắng bỏ tiền đốt một vài tràng pháo đón Xuân lấy hên.
Đột nhiên xen lẫn
tiếng pháo mừng Xuân, tiếng súng Việt Cộng bùng nổ. Hậu phương đang thanh bình,
trong giây phút biến thành tiền tuyến. Lợi dụng việc bỏ giới nghiêm và lệnh hưu
chiến do chính họ long trọng ưng thuận, Việt Cộng đã mở cuộc tổng công kích
trên toàn thể miền Nam tự do để đánh vào các lực lượng của quân đội VNCH trong
giờ phút uy linh đón mừng Xuân mới.
Đêm 30 Tết, tức ngày 29 tháng
1/1968, Việt Cộng đồng loạt
tấn công vào 5 thị xã thuộc Vùng 2 Chiến Thuật:
1.
Thị
xã Qui Nhơn lúc 4 giờ 10.
2.
Thị
xã Kontum lúc 2 giờ 00.
3.
Thị
xã Pleiku lúc 4 giờ 40.
4.
Thị
xã Darlac lúc 1 giờ 30.
5.
Thị
xã Nha Trang lúc 0 giờ 30.
Đồng thời, Việt Cộng
pháo kích và đột nhập vào Tổng Hành Dinh Quân Đoàn 1 lúc 3 giờ 40 sáng.
Cũng trong đêm này,
Việt Cộng đột kích vào Chi Khu Hội An, pháo kích vào thị xã Quảng Trị, phi
trường Đà Nẵng, phi trường Non Nước về phía Nam Đà Nẵng khoảng 4 km và pháo
kích tấn công nhiều đồn bót lẻ tẻ trên toàn quốc. Cả 5 thị xã kể trên và Tổng
Hành Dinh Quân Đoàn 1 đều bị Việt Cộng lọt vào. Tuy nhiên tại Qui Nhơn, Nha
Trang và Pleiku áp lực Việt Cộng đã được giải tán nhanh chóng. Tổng hành dinh
Quân Đoàn 1 cũng đẩy lùi địch quân trong vài giờ đồng hồ. Các lực lượng Việt
Cộng tại các thị xã Ban Mê Thuột và Kontum cũng bị đẩy lui ngay. Tuy nhiên, tại
hai thị xã này, Việt Cộng đã bám sát và tạo áp lực mạnh quanh vùng. Sau nhiều
ngày chiến đấu, quân đội VNCH mới hoàn toàn làm chủ tình hình.
Đêm mồng 1 Tết, tức 24 giờ sau các cuộc tấn công
vào các tỉnh lỵ miền Cao nguyên và miền Trung, Việt Cộng mở các cuộc tấn công
vào đô thành Saigon - Chợ Lớn và các tỉnh lỵ miền Nam. Khi xảy ra vụ trận tấn
công đêm giao thừa, chính quyền trung ương VNCH đã thông báo ngay cho các địa
phương biết để kịp phòng bị. Vào sáng mồng 1 Tết, Đài phát thanh quốc gia
Saigon tố cáo Việt Cộng vi phạm trắng trợn việc hưu chiến trong dịp Tết và ban
bố bãi bỏ lệnh này.
Dân chúng Miền Nam
đang say sưa trong cái Tết dân tộc, nên ít người biết đến vụ vi phạm lịnh hưu
chiến của Việt Cộng. Tại các tỉnh nhỏ, nhà cầm quyền đã dễ dàng hơn, trong việc
kêu gọi quân nhân nghỉ phép trở lại trại để gia tăng việc phòng thủ. Tại thủ đô
Saigon, chiều tối ngày mồng 1, các giới chức quân sự theo dõi tình hình và ban
lệnh cho các cơ quan và đơn vị đề phòng. Nhưng lệnh này quá cấp bách khiến việc
kêu gọi những quân nhân nghỉ phép không thể nào thi hành được.
Nhưng việc gì đến đã
đến. Một cuộc tổng công kích của Việt Cộng trên toàn lãnh thổ VNCH đã quả thật
sự xảy ra. Việt Cộng đã đánh vào các đơn vị VNCH trong lúc họ không chuẩn bị,
hoặc chỉ vừa mới kịp đề phòng do những trận đánh đầu tiên xảy ra. Tính theo kế
hoạch tổng công kích, Việt Cộng đã đồng loạt mở các cuộc tấn công và đột kích
vào hầu hết các tỉnh lỵ và thị trấn trong thời gian như sau:
Tại Vùng 1 Chiến
Thuật
1.
Huế
bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 02 giờ
2.
Quảng
Trị bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ
3.
Quảng
Tín bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ
4.
Quảng
Ngãi bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ
Tại Vùng 2 Chiến
Thuật
1.
Bình
Thuận bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 3 giờ 25
2.
Tuyên
Đức bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 Tết lúc 02 giờ
Tại Vùng 3 Chiến
Thuật
1.
Thủ
đô Saigon - Chợ Lớn - Gia Định bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 02
giờ.
2.
Bình
Dương bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 04g25
3.
Bộ
Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh bị tấn công lúc 08g30 sáng mồng 2 Tết
4.
Biên
Hoà bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 03 giờ
5.
Long
Khánh bị tấn công đêm mồng 4 rạng mồng 5 Tế lúc 01 giờ
Tại Vùng 4 Chiến
Thuật
1.
Phong
Dinh bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 03 giờ
2.
Vĩnh
Long bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 lúc 03g30
3.
Kiến
Hoà bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 03 giờ
4.
Định
Tường bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 04 giờ
5.
Kiên
Giang bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 02g40
6.
Vĩnh
Bình bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 4g15
7.
Kiến
Tường bị tấn công đêm mồng 4 rạng mồng 5 lúc 04g15
8.
Bộ
Tư Lệnh Biệt Khu 44 bị tấn công đêm mồng 6 rạng mồng 7 lúc 1g25
9.
Gò
Công bị tấn công đêm mồng 7 rạng mồng 8 âm lịch lúc 2g35
10.
Bạc
Liêu bị tấn công đêm 12 rạng 13 âm lịch, tức ngày 10/2/68
Như vậy trong 44 tỉnh lỵ, Việt
Cộng đã tấn công vào 28 nơi.
Cuộc tấn công của Việt cộng kể ra cũng khá linh hoạt, tuy không diễn ra trong
một lúc nhưng khoảng cách của các trận đánh ở các tỉnh lỵ không quá rời rạc.
Tính ra như vậy đêm
30 Tết, Việt Cộng mở được 5 cuộc tấn công vào các tỉnh Cao Nguyên và miền
Trung. Đêm mồng 1 Tết, Việt Cộng mở được 8 cuộc tấn công vào các tỉnh lỵ và thị
xã trong đó có đô thành Saigon - Chợ Lớn - Gia Định.
Với 8 cuộc tấn công
này trong đó có 4 thành phố Huế, Quảng Trị, Quảng Tín và Quảng Ngãi thuộc Vùng
1 Chiến Thuật, thành phố Phan Thiết thuộc vùng 2 Chiến thuật và 2 thành phố Cần
Thơ, Vĩnh Long thuộc Vùng 4 Chiến Thuật.
Người ta nhận thấy
rằng trong 2 ngày lien tiếp tất cả các tỉnh lỵ thộc Vùng 1 Chiến Thuật đều bị
đánh. Các tỉnh lỵ thuộc vùng 2 Chiến Thuật cũng bị đánh gần hết. Riêng Vùng 4
Chiến Thuật mới bị đánh vào 2 tỉnh Cần Thơ và Vĩnh Long.
Đêm mồng 3 Tết, Việt Cộng lại đánh vào 8 tỉnh
lỵ khác gồm 5 thành phố Kiến Hòa, Định Tường, Gò Công, Kiên Giang, Vĩnh Bình
thuộc vùng 4 Chiến Thuật, 2 thành phố Bình Dương, Biên Hòa thuộc Vùng 3 Chiến
Thuật, và thành phố Tuyên Đức thuộc Vùng 2 Chiến Thuật.
Qua ngày mồng 3 Tết,
tức ngày 1 tháng 2/1968, hoạt động của Việt Cộng trên toàn quốc có phần suy
giảm tuy họ vẫn bám sát được vào một vài thành phố như Saigon, Huế, Ban Mê
Thuột, Kontum, Mỹ Tho và Vĩnh Long. Còn tại các nơi, các phần tử Việt Cộng thất
tán trong các khu dân cư và đang bị tiêu diệt.
Ngày mồng 4 Tết, Việt Cộng mở một cuộc tấn công
yếu ớt vào thị xã Kiến Tường và một cuộc tấn công khác vào các đơn vị trú phòng
tại Long Khánh nhưng đều bị đẩy lui ngay.
Ngày mồng 5 Tết, hoạt
động của Việt Cộng tại các vùng Chiến thuật suy giảm rõ rệt. Riêng tại Huế địch
vẫn còn chiếm đóng và hoạt động mạnh. Tại thủ đô Siagon, các phần tử Việt Cộng
trà trộn trong khu dân cư đang bị thanh toán lần lần.
Ngày mồng 5 và 6 Tết, Việt Cộng còn mở những cuộc tấn
công muộn vào tỉnh lỵ Gò Công, Bộ Tư Lệnh Biệt Khu 44, nhưng không gây được sự
thiệt hại nào đáng kể.
Ngày mồng 8 âm lịch, tức ngày 6
tháng 2 năm 1968,
tỉnh Thừa Thiên vẫn được đáng chú ý hơn cả, tiếp đến là đô thành Saigon - Chợ
Lớn và Phong Dinh. Tại Phong Dinh trận chiến đã diễn ra trong 2 đợt: đợt đầu
kéo dài trên một tuần lễ và đợt thứ 2 vào đêm 14 rạng ngày 15 tháng 2/1968. Tại
các nơi khác, Việt Cộng tiếp tục duy trì các cuộc pháo kích và khuấy rối đặc
biệt là Vùng 1 và Vùng 4 Chiến Thuật.
Ngày 7 tháng 2/1968, Việt Cộng lần đầu tiên xử dụng
chiến xa xuất phát từ biên giới Lào, vượt quốc lộ 9 tấn công căn cứ Làng Vei
gần Khe Sanh khiến trại này bị thất thủ vào lúc 18 giờ 40. Quân đồn trú chỉ còn
72 người rút lui về Khe Sanh, số còn lại 316 người coi như chết và mất tích.
Trong khi đó, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Huế đã tái chiếm một phần lớn khu
vực hữu ngạn sông Hương. Việt Cộng phải rút ra cố thủ tại vùng ngoại ô.
Sáng ngày 10 tháng 2/1968, Việt Cộng đột nhập thị xã Bạc
Liêu đốt trên 1,000 căn nhà của dân chúng. Tại Huế, Việt Cộng còn duy trì áp
lực tại vùng Cửa Hữu và khu vực Bắc cầu Bạch Hổ. Các thị xã và thị trấn khác
đều được giải tỏa. Tại đô thành Saigon - Chợ Lớn, quân đội VNCH tiếp tục mở các
cuộc lục soát trong nội thành và hành quân tảo thanh vùng ven độ. Các lực lượng
Việt Cộng lần lượt rút ra xa đô thành.
Tình hình Khe Sanh
cũng yên tĩnh sau vụ thất thủ Làng Vei.
SOURCE:
.
No comments:
Post a Comment